Mua bán chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs): Tiềm năng lớn dành cho các dự án năng lượng tái tạo
Chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs) đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về minh bạch năng lượng và cam kết giảm phát khí nhà kính gia tăng trên toàn cầu. Đối với các dự án năng lượng tái tạo, I-RECs không chỉ là bằng chứng về sản lượng năng lượng sạch được tạo ra mà còn mở ra nhiều tiềm năng tài chính mới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá thêm về tầm quan trọng của I-RECs, cách chứng chỉ hỗ trợ việc giảm phát thải khí nhà kính theo phạm vi 2, trong việc cung cấp giải pháp đăng ký dự án và mua lại quyền sử dụng I-RECs – chứng chỉ năng lượng xanh hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.
Sự quan trọng của I-RECs trong việc minh bạch năng lượng tái tạo
Chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs) là công cụ chứng nhận lượng điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và thủy điện. Mỗi MWh điện tái tạo sản xuất sẽ tương ứng với một I-REC, cung cấp một phương tiện minh bạch và có thể kiểm chứng để xác nhận sản lượng năng lượng tái tạo. Chi tiết về khái niệm I-RECs có thể xem tại đây. I-REC là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp và tổ chức theo dõi và báo cáo chính xác lượng phát thải khí nhà kính của mình.
Thực tế, I-RECs giúp giảm phát khí nhà kính theo phạm vi 2 – phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện năng. Khi một doanh nghiệp mua I-REC, họ không chỉ công nhận tiêu thụ năng lượng tái tạo mà còn giảm lượng phát thải khí nhà kính theo quy chuẩn của Tổ chức Khí hậu Quốc tế (Carbon Disclosure Project – CDP). Như thế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp đang sử dụng một lượng điện tương ứng từ các nguồn tái tạo, sau khi đã nỗ lực thực hiện các giải pháp chuyển dịch xanh khác, nhằm góp phần vào quá trình chuyển dịch xanh và trách nhiệm môi trường.
Tiềm năng tài chính từ chứng chỉ I-RECs
Các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) luôn đối diện với thách thức về tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi chi phí đầu tư cao và thời gian thu hồi vốn kéo dài. Trong bối cảnh này, I-RECs không chỉ mang lại một công cụ minh bạch về sản lượng năng lượng mà còn mở ra khả năng tạo thu nhập bền vững.
Doanh thu từ việc bán I-RECs có thể trở thành một dòng thu nhập bổ sung cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp và tổ chức mua I-RECs để đáp ứng các mục tiêu về bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra một thị trường I-RECs với nhu cầu ngày càng tăng. Điều này cung cấp một nguồn tài chính bổ sung và ổn định, giúp cải thiện khả năng tài chính của dự án và giảm bớt áp lực từ chi phí đầu tư ban đầu.
Một ví dụ minh họa là thị trường I-RECs tại Ấn Độ. Theo báo cáo từ S&P Global Commodity Insights, trong năm 2023, sản lượng phát hành I-REC tại Ấn Độ là 7.8 triệu, với tỷ lệ phát hành so với mua lại là 2.4:1. Giá trị của I-REC thủy điện truyền thống 2023 giảm xuống còn khoảng 70 cents/MWh cuối tháng 1 năm 2024. Mặc dù có sự chậm lại trong giao dịch I-REC do cung vượt cầu, thị trường vẫn cho thấy tiềm năng tài chính lớn khi nhu cầu gia tăng.
Tính đến đầu tháng 8/2023, đã có hơn 512,33 triệu chứng chỉ I-REC đã được phát hành, tương ứng với công suất 195,2 GW năng lượng tái tạo. Đã có hơn 4.200 dự án tại 48 quốc gia được cấp chứng chỉ I-REC. Tại Việt Nam, theo số liệu ngày 25/10/2023, hiện có 492 dự án đang vận hành với tổng công suất hơn 8.000 MW được cấp chứng chỉ I-REC, bao gồm 353 dự án điện mặt trời, 124 dự án thủy điện và 15 dự án điện gió.