Kinh nghiệm chọn hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả nhất
Cách chọn hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Để hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả bạn cần chọn hướng đặt thích hợp nhất. Theo các chuyên gia, khi tiến hành lắp đặt cần lưu ý hai vấn đề:
- Chọn hướng đặt đón nhiều ánh nắng mặt trời nhất, không bị cây cối hay các tòa nhà cao tốc che khuất ánh sáng
- Phải đảm bảo độ nghiêng của tấm pin ở góc thích hợp nhất. Tia nắng mặt trời chiếu vuông góc với tấm pin thì hiệu suất của hệ thống điện sẽ cao nhất.
Tuy nhiên, chọn hướng nào đón được nhiều ánh nắng mặt trời nhất thì không phải ai cũng biết. Bạn cần căn cứ vào quỹ đạo di chuyển của mặt trời mới có thể xác định được chính xác.
Theo quy trình, mặt trời sẽ mọc ở phía Đông nhưng mùa hè nó sẽ mộc ở bán cầu Bắc còn mùa thu đông sẽ mọc ở bán cầu Nam, lặn ở phía Tây. Mặt trời sẽ di chuyển theo quỹ đạo chếch về hướng Nam. Vì thế, hướng đặt pin năng lượng mặt trời hợp nhất là về theo hướng Nam.
Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, nhiều chuyên gia đưa ra bằng chứng cho thấy rằng, lắp đặt pin năng lượng mặt trời theo hướng Tây mới thu được nhiều năng lượng nhất. Hướng Tây sẽ thu nhận ánh sáng lớn hơn hướng Nam khoảng 2%/ngày.
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà nên chọn hướng nào
Vị trí địa lý của nước ta thuộc Bắc bán cầu nên các tấm pin lắp đặt theo hướng Nam là hiệu quả hơn cả. Nhưng nhiều mái nhà không hướng về phía Nam. Vậy, nếu lắp đặt pin năng lượng măt trời thì chọn hướng nào?
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái đúng chuẩn hướng Nam hoặc Tây Nam hoặc Đông Nam là thích hợp. Trong trường hợp mái nhà không có hướng tốt thì bạn nên chọn lắp đặt ở không gian khác hoặc lắp thêm giàn giá đỡ.
Quy trình lắp đặt pin năng lượng mặt trời đúng chuẩn
Để lắp đặt pin năng lượng mặt trời bạn cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Cài đặt khung giá đỡ tấm pin năng lượng mặt trời
Khung giá đỡ dùng để làm gì? Bộ phận này được sử dụng để chịu tải cho toàn bộ hệ thống pin năng lượng. Vì thế, khung cần đảm bảo chắc chắn, vững vàng. Tốt nhất nên chọn loại khung giá đỡ làm từ chất liệu nhôm cao cấp.
Hướng đặt khung tốt nhất là hướng Nam, hướng Đông nam hoặc hướng Tây cùng hướng với những tấm pin. Tuyệt đối không lắp giá đỡ hướng Bắc vì rất ít ánh sáng nên hệ thống điện mặt trời sẽ hoạt động không hiệu quả.
Bước 2: Lắp đặt tấm pin lên khung giá đỡ
Sau khi đã cố định được khung giá đỡ chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt các tấm pin lên đó. Lưu ý khi lắp phải có đầy đủ đai ốc, bu lông kết nối chặt với khung giá đỡ. Như thế, hệ thống điện mặt trời mới hoạt động an toàn, tuổi thọ cao.
Bước 3: Tiến hành đấu nối hệ thống dây điện
Chúng ta nên sử dụng đầu nối điện MC4 để đấu nối với các tấm pin năng lượng mặt. Loại đầu nối này khá thông dụng, kết nối được với nhiều loại tấm pin nên khá an tâm. Hiện nay, một số tấm pin năng lượng đã có sẵn dây đầu nối MC4 ở cả hai đầu nên khi lắp đặt chúng ta chỉ cần nối nữa là được.
Chúng ta sẽ đấu nối dây dương của tấm pin này với dây âm của tấm pin kia. Tiến hành lần lượt như thế cho đến khi hết toàn bộ các tấm pin. Tuy nhiên bạn có thể kết nối theo kiểu song song, tức đi dây dương với dây dương, dây âm với dây âm. Cách này sẽ giúp đảm bảo điện áp ổn định cho các tấm pin.
Bước 4: Kết nối tấm pin năng lượng mặt trời với inverter
Tấm pin năng lượng sẽ cần kết nói với mặt sau của inverter. Bạn sẽ dùng dây dương của tấm pin nối với cực dương của Inverter, dây âm của tấm pin với cực âm của Inverter.
Kế đó, chúng ta cần nối dây của bộ lưu điện, kết nối dây đầu ra của pin với Inverter để sản xuất ra điện. Nói tóm lại, tất cả dây đầu ra của các tấm pin đều phải kết nối vào Inverter. Cần chắc chắn rằng Inverter đã được khóa khi bạn đang tiến hành đấu nối.
Bước 5: Nối Inverter với pin của hệ thống năng lượng mặt trời
Nếu bạn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập thì pin là sản phẩm bắt buộc phải có để lưu trữ năng lượng sau khi thu nhận từ ánh sáng mặt trời. Pin này sẽ được nối với Inverter để nhận năng lượng từ tấm pin hoặc từ điện lưới. Hãy nối cực dương của Inverter với đầu dương của pin và ngược lại.
Bước 6: Nối Inverter với điện lưới và tiến hành khởi động
Muốn kết nối Inverter với điện lưới rất đơn giản, chỉ cần cắm phích vào bảng chuyển đổi nguồn chính là được. Để tính nguồn điện mặt trời dư thừa, bạn cần cài đặt thiết bị đo sáng.
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn lắp đăt, bạn hãy bật nguồn điện lên. Hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ hoạt động. Màn hình đồng hồ sẽ hiện thị số năng lượng điện mặt trời tạo ra trong ngày để cung cấp cho các thiết bị điện.